Viễn thám siêu phổ là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thu nhận ảnh ở rất nhiều băng tần hẹp và liên tiếp nhau từ giải phổ nhìn thấy, cận hồng ngoại, hồng ngoại trung, tới hồng ngoại nhiệt. Một hệ thống VTSP điển hình thường thu nhận trên 200 band dữ liệu, qua đó cho phép xây dựng một quang phổ phản xạ liên tiếp cho từng điểm ảnh (pixel). VTSP cho phép phân biệt được các yếu tố mặt đất có quang phổ chuẩn đoán nằm trong những bước sóng hẹp, mà hệ thống ảnh đa phổ truyền thống ko phát hiện được.
Ngày 15/3/2024 tại Công ty TNHH MTV Trắc địa Bản đồ đã diễn ra hội thảo về Công nghệ chụp ảnh hàng không tiên tiến. Tham dự hội thảo có ông Jan Schoderer/Giám đốc thương mại khu vực Châu Á Thái Bình Dương của hãng Vexcel Imaging (Áo) và đại diện của hãng tại khu vực là ông Lee Hon Chuan/Giám đốc Công ty Imagemaps PTE, LTD (Singapore) cùng một số cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH MTV Trắc địa bản đồ.
ỨNG DỤNG TRẠM ĐỊNH VỊ VỆ TINH TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỆ QUY CHIẾU HỆ TỌA ĐỘ KHÔNG GIAN TẠI VIỆT NAM
Việc xây dựng hệ quy chiếu hệ tọa độ phù hợp với đặc điểm tự nhiên của từng quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã hội và an ninh quốc phòng. Tháng 7 năm 2000, Hệ quy chiếu hệ tọa độ quốc gia VN-2000 (Hệ quy chiếu VN-2000) chính thức được áp dụng và thay thế Hệ quy chiếu hệ tọa độ HN-72. Tuy nhiên hệ quy chiếu VN-2000 vẫn là hệ tọa độ phẳng (2D), vì vậy sau 20 năm phát triển và ứng dụng, việc nghiên cứu xây dựng các trạm định vị vệ tinh nhằm mục đích xây dựng hệ quy chiếu hệ tọa độ không gian (3D) là vấn đề cấp thiết và phù hợp với xu thế phát triển chung.
Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy – Ban Giám đốc về việc nâng cao năng lực trang thiết bị phục vụ sản xuất tư liệu địa hình trong thời đại công nghệ 4.0, thời gian qua Công ty TNHH MTV Trắc địa Bản đồ đã đầu tư hệ thống máy bay chụp ảnh không người lái WingtraOne của Thụy sỹ.